Tại các nước đã áp dụng BIM vào công trình xây dựng, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả việc áp dụng BIM trong các dự án xây dựng là rất đáng kể. Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật xây dựng hạ tầng tích hợp thuộc trường đại học Stanford (CIFE), theo dõi việc áp dụng BIM của các công ty cũng như tại các dự án đầu tư xây dựng.
Đặc điểm của BIM là mô hình tổng hợp toàn diện các thông tin công trình. BIM cho phép mô hình hóa công trình xây dựng để phản ánh chính xác cấu tạo. Cùng các thuộc tính của công trình trên thực tế sẽ được hình thành trong tương lai. Bằng cách này, các đối tác tham gia dự án có thể xem xét trước và đánh giá hiệu quả trước khi thực hiện. Hơn nữa, kiểm soát được các xung đột, độ chính xác của bản thiết kế, giải quyết các vấn đề ở giai đoạn đầu của dự án. Điều này đạt được kết quả tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian, chi phí và năng lượng.
Trong báo cáo tổng hợp số liệu dựa trên 32 dự án, có sử dụng BIM của CIFE đã định lượng lợi ích mang lại qua một số chỉ tiêu như:
- Giảm bớt 40% các yêu cầu thay đổi;
- Sai lệch của quyết toán với dự toán trong khoảng +/- 3%;
- Giảm 80% thời gian lập dự toán;
- Tiết kiệm về chi phí lên đến 10%;
- Giảm 7% về tiến độ.
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
Theo báo cáo từ CIFE, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), dựa trên so sánh chi phí tiết kiệm của dự án và chi phí áp dụng BIM. Việc áp dụng BIM nằm trong khoảng 193 – 39.900% tùy theo phạm vi công việc trong dự án. Các số liệu về chi phí tiết kiệm được thống kê trực tiếp từ dự án. Và được ước lượng từ việc xử lý các xung đột trước khi thi công.
Singapore là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc áp dụng BIM. Singapore có chính sách hỗ trợ thông qua quỹ hỗ trợ tăng cường năng lực và năng suất.
- Giảm 52% phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (viết tắt là FRI) tại Dự án “Safra Clubhouse”;
- Tiết kiệm 9 – 10% hao phí nhân công tại Dự án “Cơ sở nuôi thú” tại đường Perah;
- Rút ngắn 138 giờ về tiến độ tại Dự án “Vermont” tại khu Cairnhill Rise.
CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG BIM TẠI VIỆT NAM
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015 đã đề cập nội dung BIM. Trong Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng (Khoản 3, Điều 4). Và Nội dung quản lý đầu tư xây dựng (Khoản 1, Điều 66).
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 134/QĐ-TTg, xác định việc ứng dụng BIM là một giải pháp chủ yếu. Việc triển khai áp dụng BIM một cách rộng rãi, có hiệu quả cũng là thực hiện nội dung. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
BIM hướng đột phá trong đổi mới ngành xây dựng
Mô hình thông tin công trình được xác định là một trong 5 xu hướng phát triển đột phá tại Mỹ. Và nhiều quốc gia đã áp dụng trong ngành xây dựng.
Việc đưa ra định nghĩa về BIM là rất cần thiết. Vì có liên quan đến thực tiễn hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Bằng cách áp dụng BIM, giúp cho các bên liên quan có thể tập trung và so sánh những thay đổi. Cần hiểu thuật ngữ BIM trong ngữ cảnh rộng, sự thay đổi lớn trong ngành xây dựng. Thông qua đó các chủ thể có thể giao tiếp, phối hợp hiệu quả hơn. Vì vậy, sẽ mang lại sự minh bạch cho toàn bộ ngành xây dựng.
Tại các nước đã triển khai áp dụng BIM thành công, dẫn đầu trong các tiến trình áp dụng BIM. Chính phủ với vai trò dẫn dắt, đưa ra chiến lược, lộ trình và đặt mục tiêu cho ngành Xây dựng.
Việc ứng dụng BIM tại Việt Nam đã được đưa vào Luật Xây dựng. Và các văn bản dưới Luật từ năm 2014. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do liên quan đến việc điều chỉnh quy trình sản xuất của đơn vị tư vấn. Chuẩn bị nguồn lực để cập nhật các công cụ mới, quy trình phối hợp. Đòi hỏi tính chủ động và tinh thần trách nhiệm cao.
Một số đơn vị quản lý nhà nước đã có bước đầu chuẩn bị cho việc áp dụng BIM vào công trình xây dựng
Một số đơn vị quản lý nhà nước đã có bước đầu chuẩn bị cho việc áp dụng BIM cho công trình thuộc ngành của mình. Ví dụ như giao thông, y tế, thủy lợi. Đặc biệt, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có bước đi tiên phong khuyến khích ứng dụng BIM, cho ngành giao thông trên thành phố.
Bên cạnh việc khẳng định lợi ích của mô hình BIM, cũng yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án, thiết kế, nhà thầu thi công. Và các đơn vị quản lý khai thác các công trình giao thông do Sở GTVT quản lý cần:
- Chủ động nghiên cứu, thí điểm công trình xây dựng ứng dụng BIM;
- Từng bước chuẩn bị các điều kiện về vật chất kỹ thuật và con người để dần hình thành môi trường làm việc theo công nghệ BIM;
- Xem việc đầu tư ứng dụng BIM tương tự như đầu tư cải tiến trang thiết bị, dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất, tổ chức quản lý;
- Các chủ đầu tư cần chủ động nghiên cứu các quy định về đầu tư xây dựng hiện hành. Có biện pháp đưa việc ứng dụng BIM vào các tiêu chí cộng điểm khi lựa chọn tư vấn, nhà thầu trong các giai đoạn xây dựng. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu đưa vào sử dụng và khai thác vận hành công trình
Nguồn: danabim.vn; bim.gov.vn